• T3. Th9 10th, 2024

Tử Vi Bắc Phái Phi Tinh

Tử vi là môn khoa học thống kê.

Top Tags

Làm Thế Nào Để Đổi Đời P2 – Giải Thích Yếu Lĩnh

ByHoa Mai

Th7 29, 2023
Dont Forget to Invest In Yourself 1

1. Muốn trở nên sung sướng và giàu có, đầu tiên phải trả nợ. Chưa trả được nợ thì làm ra bao nhiêu đều chảy hết về nợ cả

Nợ là việc cần ưu tiên trong cuộc sống của mỗi người. Có nợ tức là bạn đã vay, cần phải trả và bạn buộc phải trả. Nợ nần như lỗ thủng trên bao đựng thóc. Thóc đổ vào đó là chảy qua lỗ thủng. Nợ là thanh gỗ thấp nhất trên thùng đựng nước. Nước chứa tới độ cao của thanh đó là tràn. Nợ là vết thương vẫn ở trên người. Sức khỏe của vùng đó động tới là đau. Lỗ to hay nhỏ, thanh cao hay thấp, vết thương ít hay nhiều đều là nợ. Có chẳng khác nhau về độ lớn. Muốn tích lũy được trước tiên phải chú ý tới nợ. Bởi khi lực còn yếu, vốn còn nhỏ, làm bao nhiêu đều vì nợ chảy mất.

Sự giàu có, sung túc là hình thái của việc của cải, vật chất, phúc đức nhiều hơn nhiều so với những gì ta nợ nần. Nói cách khác là những gì bạn có nhiều hơn những gì bạn nợ, chứ không phải bạn không có nợ. Ai ai cũng có nợ cả.

Thông thường những người giàu có lại là những người nợ nhiều vì họ huy động sức người, của người để xây dựng Người giàu vay tiên, huy động vốn để càng giàu. Người nghèo, càng làm càng vay càng nợ. Cũng đều là nợ cả chỉ khác là người giao tạo ra giá trị lớn hơn những gì họ nợ.

Tuy nhiên, khởi nguồn của sự giàu có, sung túc là quản lý được nợ, nắm bắt được dòng chảy của tiền tài, phúc khí. Điều tiết được các khoản nợ trong phạm vi. Trả nợ ngay khi có thể và tích lũy để trở nên giàu có và sung sướng. Vi khí ít nợ hoặc làm chủ được các khoản nợ, tinh thần của bạn được giải phóng và sự giàu có cũng bắt đầu xuất hiện vì bạn không bị sự ràng buộc của đói nghèo che mất tầm nhìn.

2. Nợ hữu hình

Nợ hữu hình là nợ của cải vật chất, nợ công việc, là vay qua lại. Đây đều là những thứ lượng hóa được. Tôi nợ ông năm triệu, mười triệu. Tôi vay ngân hàng hai tỷ đồng. Tôi đang phụ trách một dự án xây dựng khu nhà ở mới của công ty. Tôi nợ bài viết gửi cho thầy tôi. Những cái này đều có số lượng yêu cầu, deadline cần trả, cần hoàn thành. Chủ nợ và con nợ cũng xác định tương đối rõ ràng. Mọi thứ rất dễ xác định. Thậm chí miếng cơm manh áo cũng là nợ. Xã hội vận hành phải có đồng tiền lưu chuyển, đồng tiền là một thước đo trong xã hội. Cho nên đã bước vào xã hội là bạn phải dùng tiền. Còn không dùng tiền, bạn phải đứng ngoài xã hội. Có thể bạn lên núi, tư cung tự cấp, không sử dụng các dịch vụ và sản phẩm của xã hội, khi đó bạn không cần tiên.

3. Bản chất của nợ hữu hình

Nợ hữu hình không phải do ta tham, không do ta lười, cũng không do ta dại. Mà bản chất của nợ là do ta chậm. Tiêu nhanh hơn tốc độ kiếm. Như ta kiếm được ba đồng mà tiêu năm đồng. Như vậy thì hai đồng ấy là nợ. Tốc độ kiếm tiền lớn hơn tốc độ tiêu thì theo thời gian, khoản nợ sẽ trở về con số không. Cho dù ta nợ nhiều đi chăng nữa, chỉ cần tốc độ kiếm tiền lớn hơn tiêu thì sẽ có ngày ta trả hết nợ. Khoảng cách này càng lớn thì thời gian hết nợ càng nhanh. Nợ cũng do ta có tấm thân con người. Tấm thân này hàng ngày phải ăn uống ngủ nghỉ, mà nếu tự ta không cung cấp được cho ta thì ta phải nợ. Như thuở nhỏ, cần có cha mẹ chăm sóc. Lớn lên, có nhiều việc không tự làm được phải thuê hoặc nhờ người khác làm cho, tự nhiên hình thành nợ.

4. Nợ vô hình

Một dạng nợ khác là nợ vô hình. Đó có thể là nợ ân tình, nợ nghĩa lớn hay là nợ nhân quả. Nợ vô hình ngoài khó có thể lượng hóa mà chủ yếu là cảm tính, có sự biến đổi và khó đánh giá. Anh vay tôi mười triệu những lúc khó khăn, nhưng trả lại mười triệu vào chục năm sau lúc anh giàu có lại chẳng cùng giá trị. Có những người ra đi bảo vệ tổ quốc mà sẵn sàng hi sinh. Chúng ta thậm chí chẳng biết họ là ai nhưng để có cuộc sống hòa bình ngày hôm nay ta đều nợ họ.

Một hình thái khác của nợ vô hình đó là nợ nhân quả. Nợ nhân quả có thể là nợ người cũng có thể là nợ chính mình. Giống như thẻ tín dụng, ta tiêu tiền trước thì tương lai ta phải trả. Có điều món nợ đôi khi vượt qua khỏi kiếp sống này. Ta không

thấy được ta nợ ở đâu do đó khi trả nợ ta mới cảm thấy không hài lòng, bất mãn và than thân.

Nợ vô hình cũng như ng hữu hình có thể lớn theo thời gian.

5. Bản chất của nợ vô hình

Nợ vô hình là do ta không biết, nên liên tiếp gây ra nợ mới. Kinh Phật gọi là vô minh. Chỉ cần biết để dừng, thì món nợ cũ rồi cũng sẽ hết vì chỉ là hữu hạn. Nhưng cái khổ là ta liên tiếp gây ra nợ mới, nên mãi mãi trả không hết. Nợ cũ nợ mới cứ thế chất chồng. Cho nên điều quan trọng nhất là đừng gây thêm nợ mới, thì món nợ đang có sớm muộn sẽ được trả hết. Nếu cứ liên tiếp gây thêm nợ mới, thì mãi mãi quanh quẩn ở vòng vay trả.

6. Tất cả nợ do hóa Kỵ nắm giữ. Cho nên cuộc đời chúng ta nhìn hóa Kỵ mà đi

Nợ trong Tử Vi là do hóa Kỵ năm sinh nắm giữ. Quyền Kỵ định vị thiên địa. Quyền là nghiệp, Kỵ là nợ. Nghiệp dẫn dụ ve quy no. Hóa Kỵ là biểu hiện của tồn đọng, của nợ, mọi thứ của duyên nghiệp. Hóa Kỵ cho ta biết tín hiệu nơi đâu, và phải xử lý nghiệp quả ở đâu. Thông thường ta nợ cả 12 cung vì có qua lại, tương tác là có nợ nần. Nhưng trọng điểm là nơi có hóa Kỵ tọa thủ. Đó là nguồn cơn, là gốc rễ của nợ, là món nợ lớn nhất của mỗi người. Vì vậy, mỗi người có những món nợ lớn khác nhau. Muốn phát triển và trả nghiệp nợ, cứ nhìn hóa Kỵ nằm ở đâu. Biết chủ nợ và món nợ như thế nào rồi thì cũng dễ bề ứng xử và trả nợ. Dù vận mệnh lên xuống, dù Đại vận thay đổi, dù tới hạn hay chưa? Nợ ai, nợ ở đâu vẫn luôn đóng đinh trên vị trí hóa Kỵ nằm. Gốc rễ chỉ có một

Lương Phái Dễ Hiểu – Alex Alpha

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You missed