• T2. Th7 22nd, 2024

Tử Vi Bắc Phái Phi Tinh

Tử vi là môn khoa học thống kê.

Top Tags

𝐊𝐲̀ 𝟏𝟕: C𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑪𝒖𝒐̣̂𝒄 𝒕𝒓𝒐̀ 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑻𝒉𝒂́𝒊 𝑴𝒊𝒏𝒉 𝑯𝒐̂̀𝒏𝒈 (𝟐)

ByHoa Mai

Th10 22, 2023
Trong kỳ này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về bài viết thứ hai “Diệc sư diệc hữu – Sư công 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠” mà 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 đã đăng trên blog của mình, thời gian vào khoảng cuối năm 2006. Để biết thêm thông tin liên quan, vui lòng tham khảo bài viết kỳ trước.
Blog 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 – Diệc sư diệc hữu – Sư công 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 (Tác giả: 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧)
Gọi bằng thầy là sự tôn trọng đáng có, nhưng đồ tôn lại là tên được thầy dùng để gọi 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 đầu tiên. Tuy 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 vẫn chưa nhập môn. Nhưng phải công nhận rằng nó gần gũi hơn việc gọi thầy bằng thầy. Bất luận gọi bằng thầy hay sư công cũng đều được.
Thành công của một người thực sự cần có cơ duyên, ngoài khả năng thiên phú, cũng cần thêm sự kiên trì và bền bỉ. Có lẽ học cả đời này, cũng chẳng có đủ thời gian để nghiên cứu thuật số.
Thầy nói rằng, lúc đầu là do bản thân hoàn toàn tin tưởng những gì tổ sư nói sau khi xem Bát tự cho thầy. Thầy quyết định đặt cược vào những lời nói đó mà không chút do dự và cũng chính lần cược này đã khiến thầy phải đánh đổi bằng nửa phần đời còn lại. Lúc đầu bản thân thầy không biết con đường này sẽ dẫn tới đâu.
Tôi đã trò chuyện rất lâu với thầy, từ việc thầy dấn thân vào thuật số cho đến công trình vĩ đại Phi tinh.
Sư công giống như 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧, trong lúc chuyện trò thích sử dụng bút và giấy để vừa nói vừa viết giải thích. Cách sử dụng của Đẩu số khác với Bát tự không thể trộn lẫn vào nói chuyện được, càng không thể sử dụng ngũ hành. Địa chi của cung Phi tinh chỉ là Tượng, còn cần phải tham khảo tính lý của sao. Lý do tại sao tháng nhuận được phân biệt bằng giờ Tý ngày 15.
Đẩu số là việc quan sát sao từ trái đất, tham khảo tứ thời Xuân, Hạ, Thu, Đông, đối với những thay đổi trên trái đất như thủy triều… Tất cả đều bị ảnh hưởng khác nhau bởi mặt trăng.
Các hình ô vông và trục xy liên tục vẽ đầy trên trang giấy, sau khi sư công điền vào đó các con số và nó liền trở thành hình kim tự tháp. Sư công còn sử dụng hình địa cầu bổ dọc để nói rõ cho ví dụ, mấu chốt ẩn giấu nằm ở trong đó…
Nhưng sư công ơi, em chỉ hiểu được một nửa thôi, sư công nói nhanh quá! Sự hiểu biết của em thật sự không thể bắt kịp.
Tôi nói tại sao Đẩu số lại chỉ toàn là con số. Sư công đáp: Vốn dĩ đó là trò chơi con số, tất cả ngôn ngữ trên khắp thế giới đều có rào cản riêng, nhưng con số lại là ngôn ngữ chung.
Tôi liên tục lẩm bẩm trong lòng: Sư công, em học kém môn toán. Sư công nhìn qua nói cho tôi nghe: Đây chỉ là những con số đơn giản, không phải hình học, 1+1 cô không biết sao? Vậy có gì mà khó khăn.
Tôi không thể nói gì thêm về Phi tinh vào lúc này vì tôi chưa đủ kiến thức, mặc dù thầy đã đề cập rất nhiều điểm kiến thức nhưng tôi thực sự không thể nhớ hết trong một lúc nên đành bỏ qua để tránh gây nhầm lẫn.
𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 có rất nhiều vấn đề, nhất định phải hỏi, sợ sau này sẽ quên: “Trong những năm gần đây, việc sử dụng thống kê để nghiên cứu các ví dụ mệnh lý đã trở nên phổ biến trong giới thuật số. Thưa sư công, Đẩu số có thể sử dụng thống kê không? Như em đã đề cập với thầy lần trước, có một người khác nói rằng Phi tinh là do hậu hối sáng tạo và truyền lại cho thế hệ sau dưới vỏ bọc danh nghĩa của cô nhân.”
Thầy Thái đáp: Đẩu số là thiên văn học, tại sao có thể sử dụng thống kê để nghiên cứu. Tất cả Dịch lý tương quan đều liên quan đến thiên văn học và không dính dáng gì đến thống kê.
Nói xong, sư công lấy giấy ra và bắt đầu kể về câu chuyện truyền thừa. Bắt đầu từ thời kỳ Chu Nguyên Chương, trải qua chiến loạn, hệ thống Phi tinh đã ẩn náu trong miếu đền như thế nào để tránh thế sự? Cho đến khi rút về Đài Loan, nó lại một lần nữa được đưa ra ánh sáng.
𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 chú thích: Ở thời kỳ đầu nhà Minh, thái độ đối với thuật số quả thực rất dè dặt, thận trọng. Thậm chí, đối với những người hiểu về lịch pháp trong dân gian đều bị đưa vào câm cung hoặc bị điều đi ra nước ngoài. Vì vậy giai đoạn lịch sử này rất phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ.
𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 hỏi: Sư công, em muốn xác nhận thêm một số điều, cuốn sách màu đỏ 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐇𝐨𝐚 𝐬𝐨̛𝐧 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐭𝐡𝐢𝐞̂𝐧 là do được truyền thừa lại hay sư công tự viết?
Thầy bước vào phòng mang ra một cuốn sách, mở trang lời mở đầu và nói rằng: Đương nhiên là do tôi viết rồi, cô xem ở đây tôi có viết rõ nguồn gốc từ đâu…
𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 hỏi: Vậy XXX đúng là học trò của sư công, không phải đồng môn với sư công cùng được truyền thừa? Bởi vì bên ngoài đồn rằng sư công và XXX là đồng môn cùng học từ tổ sư, chỉ là lúc đó sư công đã bắt đầu mở lớp dạy rồi.
Thầy Thái đáp: Ông ấy là học trò của tôi, không phải là đồng môn. Những học trò học cùng với ông ấy không có mấy người, năm 1982 tôi bắt đầu mở lớp dạy học. Đến năm 1985, ông ấy mang bài giảng của tôi rao bán ra ngoài.
𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nói: Sư công nên ra mặt nói rõ cho mọi người bên ngoài cùng biết, nếu không, giới học thuật bên ngoài sẽ bị xáo trộn, mọi người đều đang nghe nhầm đồn bậy. Nếu thầy không ra mặt giải thích thì lâu dần nó sẽ trở thành sự thật.
𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 chú thích: Người mà thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 đang nhắc đến ở đây chính là thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠.
𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 hỏi: Sư công có quen người tên là 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ không? Ông ấy dường như cũng là một thầy Tử vi Phi tinh phái, sư công có biết ông ấy truyền từ từ ai không?
Thầy Thái đáp: Tôi có biết thầy Chu, ông ấy là bạn tôi, tuy nhiên việc truyền thừa học thuật của ông ấy thì tôi thật sự không rõ. Ông ấy cũng đã mất rồi, chưa chính thức thu nhận bất kỳ học trò nào. Chỉ là có một vài người cầm mệnh bàn tới nhờ ông ấy chỉ giáo mà thôi.
𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 chú thích: Đây được cho là phần quan trọng nhất trong cuộc trò chuyện giữa 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 và tiền bối 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠. Một số người bên Tam hợp phái thường chỉ trích gay gắt tiền bối 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, chỉ khống lý luận của Tử vi Đẩu số Phi tinh đều là do ông ấy “ngựa thần lướt gió tung mây” mà sáng tạo ra. Đoạn hội thoại trên chứng tỏ những lời tố cáo đối với thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 là không có căn cứ. Bởi vì, ngay cả bản thân thầy Thái cũng thừa nhận Phi tinh còn có mạch truyền thừa khác. Trước đây, tôi vẫn luôn một mình đấu tranh chống lại những lời chỉ trích và buộc tội vô lý và không có căn cứ đối với Phi tinh. Nhưng chỉ với kiến thức hạn chế của tôi thì khó mà chống trả lại được. Bây giờ, thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 đã đích thân xác nhận, có thể coi như giải quyết được nghi hoặc về người này đối với giới thuật số. Vấn đề nghi hoặc tiếp theo liên quan đến việc truyền thừa của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ .
** Điều này trùng khớp với những gì thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮 đã nói: “Thầy Chu chưa chính thức thu nhận đệ tử, những người muốn học kỹ thuật Phi tinh có thể tự mang mệnh bàn của mình đến nhờ thầy Chu giải đáp quá trình Phi hóa. Hoặc đưa bạn bè đến coi mệnh, đồng thời nhờ thầy chỉ điểm, chỉ cần thắc mắc thầy Chu đều sẽ giải thích.” Ngoài ra, trong cuộc nói chuyện với thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 lần trước, 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ cũng từng hỏi có quen biết thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ không. Có vẻ như câu hỏi này là do cả hai người cố tình sắp xếp chứ không phải tùy tiện hỏi ra. Cá nhân tôi đoán là cả hai người đều muốn làm rõ sự thật rằng họ không liên quan gì đến thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀.
Sau đó, sư công đứng dậy pha trà và trả lời điện thoại, động tác nhanh nhẹn và linh hoạt. Tôi hỏi không biết bao nhiêu câu hỏi về Phi tinh, sư công liền nói: Cô đừng có làm tôi rối vậy.
Điều này cũng không thể trách tôi được, bên ngoài không có nhiều tài liệu sách viết về Phi tinh, có quá nhiều điều sai lầm trong đó. Nếu sư công viết ra, chúng ta có thể nhìn đúng hướng và đi đúng đường.
Thầy Thái cười lớn: Nghe như là lỗi của tôi, do tôi không viết ra, cũng không thể trách cô được. Tôi dự định viết một cuốn sách khác vào năm tới, khoảng 1001 trang, nội dung chủ yếu nói về kiến thức chính xác của Phi tinh. Hầu hết mọi người đều gặp phải một vấn đề mà họ không hiểu và tôi sẽ viết ra câu trả lời. Có lẽ sau khi đọc xong 1001 trang, mọi người sẽ nghĩ đó là kiến thức viển vông.
𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nói: Wow~ Không thể nào, 1001 trang. Vậy thầy sớm đặt bút viết đi ạ, năm nay viết 1001 trang thì hơi vội.
Thầy Thái nói: Tới lúc đó, cô có thể giúp tôi sắp xếp lại, tuy nhiên bố cục của cuốn sách có vẻ khác với bố cục chung, tôi sẽ hỏi kỹ lại.
𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nói: Dạ được. Tuy nhiên, sư công phải viết sớm đi, bây giờ còn chưa viết thì sang năm sao xuất bản được ạ!
Tính cách của sư công giống với 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧, giống với một đứa trẻ con vậy. Con đường đến với thuật số khá đơn độc, vừa là bạn vừa là thầy. Có một người bạn cùng chí hướng chúng ta có thể nói chuyện tiến xa hơn, đó là một điều vô cùng may mắn.
Vừa bước vào cửa, sư công bảo tôi theo thầy vào phòng làm việc, lấy trong tủ ra mấy tờ giấy rồi nói với tôi: Tôi đã đọc bài viết này của cô, học trò của tôi đã coppy lại và đưa cho tôi xem.
Khi đó 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 đang trong tâm trạng bối rối, trước đó đã viết về cuộc gặp gỡ đầu tiên với sư công mà không có sự đồng ý của thầy. Tôi hỏi thầy: Thầy không tức giận chứ ạ?
Thầy Thái nói: Không sao đâu, tôi vui mà!
Nghe xong lòng tôi chùng xuống, vì tôi cũng chỉ muốn nói ra sự thật mà thôi.
Sau đó, sư công hỏi Bát tự của 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nói: Khi học trò coppy bài viết của cô và gửi cho tôi xem, tôi đoán cô hẳn là sinh năm XXX, quả đúng vậy.
𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nói: Sư công, có nghĩ bây giờ nếu nhìn lại quá khứ, Mệnh rốt cuộc đã được định sẵn hay có thể thay đổi?
Thầy Thái nói: Nó được định sẵn rồi, tuy là được định sẵn, nhưng trong cuộc sống cần phải có mục tiêu mới được.
Sư công kể về lúc tổ sư xem mệnh bàn cho mình, đã bàn giao lại một số việc rất huyền bí…𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 rất thích nghe kể chuyện.
Tổ sư nói với thầy Thái rằng: “Nhìn vào mệnh bàn của cậu, đời này của cậu là “bang vượng”, nghĩa là phù chính cho người khác. Những người ở bên cạnh cậu sẽ trở lên thịnh vượng, chứ không lụi bại nên nếu cậu là người giúp đỡ thì đừng làm ông chủ. Tôi thực sự khuyên cậu, chúng ta rất giống nhau, cậu có thể học hỏi từ tôi và hãy đánh cược một lần đi.”
Than ôi, đánh bạc cũng cần phải có năng khiếu mới biết chơi, thầy đã nhấn mạnh nhiều lần và bảo tôi hãy quyết tâm đi theo con đường này, nhưng nếu tôi không đủ khả năng thiên bẩm thì cũng vô ích.
Lúc sau, sư công hỏi đia chỉ trang web Blog của 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧, chết tiệt, tôi thậm chí còn không thể ghi nhớ blog của mình, nên đã trả lời: Vậy để em gửi nó qua liên hệ trên trang web của thầy nhé ạ. À đúng rồi! Trang web của thầy sao em thấy không cập nhật gì thêm ạ?
Thầy Thái đáp: Bởi vì tôi chưa bao giờ lên web xem!
𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nói: Chẳng trách, tôi chỉ nghĩ, sao lần nào xem cũng giống như vậy, hình như không có ai quản lý? Vậy nếu người khác có vấn đề cần hỏi thầy cũng không biết, vậy thầy tạo web làm gì ạ?
Thầy Thái đáp: Tuyệt, cũng có người thực sự quan tâm đến tôi. Vậy đi, nếu sau này tôi viết gì đó, cô có thể xử lý giúp tôi biên tập lại.
𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nói: Dạ được, vấn đề là thầy phải viết ra để em đưa nội dung vào website.
Điều xấu hổ nhất đã đến, sư công nhấc máy nghe điện thoại, đầu dây bên kia nhờ xem xét giúp chuyện mua nhà, sư công ghi lại thông tin Bát tự, quay qua kêu tôi lập mệnh bàn…
𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nói: À, cái này em biết!
Thấy tôi như vậy, sư công chỉ biết cười. Tôi bắt đầu tự mình làm, nhìn thấy sư công lập mệnh bàn, kẻ vài đường thẳng, vừa làm vừa nói chuyện với tôi. Chưa đầy 5 phút sau, đã quay qua trả lời tin nhắn của khách.
Chao ôi, lợi hại quá, bên ngoài còn ái dám nói sư công chỉ có lý thuyết, chưa bao giờ thấy thực hành luận mệnh? Hôm nay 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 đã tận mắt chứng kiến trình độ thực sự của sư công rồi.
Gió đêm mát lạnh, vừa thưởng thức trà ngon, vừa bàn luận nhiều chủ đề thú vị, thời gian thực sự quá ngắn, 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 thật may mắn khi có thể thoải mái trò chuyện với một bậc thầy vĩ đại.
Trong tương lai, tôi sẽ còn nhiều thời gian để xin ý kiến của sư công. Thật vui vì sư công không cảm thấy tư chất kém cỏi của tôi làm khó chịu, mà vẫn có thể chịu đựng để nói chuyện với tôi.
Năm đó, tổ sư đã tặng sư công một câu nói: “Trị học nhượng cổ nhân vô chí, bất nhượng kim nhân vô lượng” – Học thức khiến người xưa không mất đi ý chí, nhưng không làm cho con người ngày nay trở nên vô lượng.
Nội dung Cuộc trò chuyện với thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 xin khép lại tại đây.
Về những bất bình giữa thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 và 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠, một cư dân mạng có tên “Thiển mặc viên minh” đã tóm tắt lại:
“Ân oán đúng sai vướng mắc mấy chục năm liền, khi Thái mở lớp, Lý tới học. Tuy nhiên, bài giảng của Thái chưa có tính hệ thống, chỗ này một ít, chỗ kia một ít. Lý đã tóm tắt lại rất logic và hệ thống, theo thời gian, chúng được biên soạn thành một cuốn sách. Nhưng Thái giảng bài thì nói trước quên sau, vì vậy Thái muốn xin Lý tài liệu chép tay có hệ thống đó nhưng Lý từ chối đưa ra và mâu thuẫn nảy sinh từ đây.
Thái giảng bài tùy hứng và không ngờ rằng Lý là người chuyên tâm, chỉ tiếc rằng theo nhầm thầy. Thế là cuộc chiến đầy hận thù này đã xảy ra.
Kỹ pháp Phi tinh hoàn toàn không phải do Thái sáng tạo ra, chỉ là Thái dựa vào nhu cầu của thị trường Đẩu số, tiến hành đóng gói, gia công. Lý sắp xếp và biên soạn lại mang tính hệ thống.”
Trên đây đều là quá trình và nguyên do chính sự việc, thông qua đối chiếu buổi nói chuyện giữa đôi bên, cá nhân tôi cảm thấy có lẽ vẫn còn nguyên nhân về lới ích cá nhân. Trải qua nhiều bài viết giải thích, tôi tin rằng mọi người cũng phần nào hiểu được về việc truyền thừa trong mạch Bắc phái Đẩu số của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠. Ban đầu tôi dự định chia sẻ một số cách nhìn nhận về ” 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ ” Bắc phái trong kỳ tiếp theo. Nhưng trong lúc sắp xếp lại tài liệu, liền nhìn thấy một số thông tin về thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧. Vốn dĩ sự xuất hiện của thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 không thuộc vào khoảng thời gian từ đầu đến giữa năm1980. Nhưng vai trò và sự ảnh hưởng quan trọng của thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 đối với sự phát triển sau này của Tứ hóa Khâm thiên. Trong kỳ tiếp theo tôi sẽ nói về thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧.
Trong kỳ sau, chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu sự truyền thừa của Đẩu số Bắc phái dưới góc nhìn của “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ “.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You missed