• CN. Th7 21st, 2024

Tử Vi Bắc Phái Phi Tinh

Tử vi là môn khoa học thống kê.

Top Tags

𝐊𝐲̀ 𝟏𝟔: 𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑪𝒖𝒐̣̂𝒄 𝒕𝒓𝒐̀ 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑻𝒉𝒂́𝒊 𝑴𝒊𝒏𝒉 𝑯𝒐̂̀𝒏𝒈 (𝟏)

ByHoa Mai

Th10 22, 2023
Đề nghị mọi người đọc và so sánh nội dung bài viết này với bài viết trước về “Cuộc nói chuyện giữa 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ và thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠”, hiếm khi cả hai bên liên quan đều lên tiếng phát biểu. Chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được nội dung của toàn bộ sự việc thông qua lời nói của đôi bên.
Theo ý kiến cá nhân của tôi, những bài viết trước về “Cuộc nói chuyện giữa 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ và thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠” tương đối đầy đủ và chi tiết, còn nội dung từ phía thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 hơi trống rỗng. Bài viết của 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 giống như khẩu hiệu của các đệ tử phái Tinh Túc trong Thiên Long Bát Bộ “𝑇𝑖𝑛ℎ 𝑇𝑢́𝑐 𝑙𝑎̃𝑜 𝑡𝑖𝑒̂𝑛, 𝑝ℎ𝑎́𝑝 𝑔𝑖𝑎́ 𝑇𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑁𝑔𝑢𝑦𝑒̂𝑛, 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑛 𝑡ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎̉𝑛𝑔 đ𝑎̣𝑖, 𝑝ℎ𝑎́𝑝 𝑙𝑢̛̣𝑐 𝑣𝑜̂ 𝑏𝑖𝑒̂𝑛!”. Mọi người có thể tự mình đánh giá xem ai đúng ai sai, nội dung chi tiết như sau:
Trên blog của 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 đã đăng hai bài viết về thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, lần lượt là “Nhân duyên một lần được gặp thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 – 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐦𝐨̂𝐧 𝐇𝐨𝐚 𝐒𝐨̛𝐧” và “Diệc sư diệc hữu, sư công 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠”, thười gian vào khoảng tháng 10 năm 2006 (bắt nguồn từ việc xuất bản cuốn “Tử vi Đẩu số – Ngộ/ngộ thập bát niên”), thầy 𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 (cao nhân Phi tinh, xuất bản cuốn sách ” 𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐭𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 “) đã ghi chú thích trong bài viết.
Có lẽ việc đăng bài viết này đã dẫn đến “Cuộc trò chuyện giữa 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ và thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠” vào tháng 4 năm 2007, phản bác lại một số nội dung trong hai bài viết của 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧.
Cửu Thiên chú thích: “Hôm nay tôi thấy hai bài viết trên blog của 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 về cuộc gặp gỡ của cô ấy với tiền bối 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 – Tông sư Phi tinh Tử vi Đẩu số. Nội dung bài viết phân tích nhiều mối nghi ngờ của phái Phi tinh, mọi người không nên bỏ lỡ bài viết này nên tôi chia sẻ lại ở đây.”
Blog 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 – Nhân duyên một lần được gặp thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 – Khâm Thiên môn Hoa Sơn. Tác giả: 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧
Học thuật số là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧. Nhưng bất luận thế nào 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 cảm thấy trách nhiệm của mình là phải cho mọi người nhìn thấy trái của sự thật nên tôi quyết định viết bài viết này.
Ban đầu tôi dự định sẽ giữ nó mãi mãi trong ký ức của mình, nhưng bây giờ cảm thấy mình nên viết nó ra vì không có mấy ai có được cơ duyên như vậy.
Thứ nhất là để đính chính lại một số tin đồn, thứ hai là sợ rằng trí nhớ của tôi sẽ mờ nhạt dần sau thời gian dài.
Bài viết này có thể sẽ gây ra nhiều tranh cãi nhưng có một số vấn đề nhạy cảm được đề cập trong đó, chính tôi đã lấy hết can đảm trực tiếp hỏi người trong cuộc, thầy Thái cũng thẳng thắn trả lời, không hề có sự giả dối, che giấu
Ngoài ra, có một số nội dung thầy Thái nổi giận nên tôi không tiện viết ra vì sợ một số dè dặt vì sợ gây náo loạn.
𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 chú thích: Thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 là tiền bối của 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠. Đừng hỏi tại sao, hãy coi như tôi đoán mò đi
Câu chuyện xảy ra gần đây khiến 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nhớ đến thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, trưởng môn chân truyền duy nhất của ” 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ – 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐇𝐨𝐚 𝐒𝐨̛𝐧”. Người thầy giản dị, khiêm tốn và chân thật này là một học giả có vẻ ngoài không ưa nhìn, tính tình như lão ngoan đồng nhưng lại có tính cách cao ngạo và lòng tự tôn mạnh mẽ và kiên cường.
Đó là duyên phận hiếm hoi, vào ngày 7 tháng 10 năm 2006, lúc đó tôi đang bận rộn sắp xếp, dọn dẹp chuyển nhà. Liền được biết thầy Thái vừa xuất bản cuốn sách mới ” 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ – 𝐍𝐠𝐨̣̂/𝐧𝐠𝐨̣̂ 𝐭𝐡𝐚̣̂𝐩 𝐛𝐚́𝐭 𝐧𝐢𝐞̂𝐧”, sau đó tôi đã liên hệ với thầy Thái thông qua một người bạn trên mạng để giúp đặt mua sách. Đến lúc đó tôi mới nhận ra rằng 10 năm sống ở khu vực này, hôm nay mới biết được nơi tôi ở và nhà thầy Thái chỉ cách nhau chưa đầy mười phút đi bộ. Thậm chí trong suốt 10 năm qua, tôi đã gặp thầy vài lần khi đi mua đồ gần đó.
Thầy Thái ban đầu muốn đích thân giao cuốn sách đến nhà tôi. Ôi trời ơi! Làm sao có thể để như vậy được! Tất nhiên chính tôi sẽ phải là người trực tiếp đến thăm thấy Thái rồi. Vì vậy, nhân duyên cơ ngộ được gặp thầy một lần từ đây. Chỉ là trong lòng có chút buồn, tại sao lại vào đúng lúc tôi chuyển nhà đi mới được gặp thầy. Tôi ngồi trò chuyện vui vẻ với thầy suốt 2 tiếng rưỡi, cho đến khi nhìn đồng hồ đã gần 0 giờ nên tôi vội chào tạm biệt thầy ra về.
**Trong bài viết trước, thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 nhận xét rằng điều đó là không hợp lý.
𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣ hỏi: Một vị tổ sư tự cho rằng mình có tu vi, địa vị, tôn nghiêm khi nhận được cuộc gọi từ một độc giả mà mình chưa từng gặp hỏi mua sách. Nếu là thầy, thầy sẽ đích thân giao sách cho họ chứ?
Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Nếu là cậu, cậu sẽ làm vậy chứ? Còn tôi thà ở nhà ngồi xem tivi, chứ không nhiệt tình đến mức tự tay đi giao sách cho họ. Cậu không biết gửi bưu phẩm hay sao?
Nghiên cứu Phi tinh hơn 10 năm qua, có quá nhiều tin đồn và nghi vấn.
Em nhớ trước đây đã tìm kiếm tên thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 trên mạng, người trong ảnh hoàn toàn khác với người mà 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nhìn thấy ngoài đời.
Người đó là ai? Thầy có biết chuyện này không ạ? Thầy không phản kháng sao?
Thầy Thái đáp: Hồi trước có nghe học trò nói qua nhưng tôi không quan tâm lắm, tôi là người không quan tâm đến thế tục. Tôi đã từng thề với với tổ sư rằng, nhất định phải mãn kỳ mới có thể công khai Phi tinh với giới học thuật. Bây giờ thời cơ đã đến, cũng gần tới lúc chuẩn bị truyền thừa lại rồi.
Thầy Thái không tranh giành danh tiếng với người khác: “Ai làm được thì phải qua sông rồi mới biết, không phải cứ nói làm được nghĩa là có thực lực.”
𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 hỏi: Thầy nghĩ sao về “xúc cơ” (nghĩa là luận đoán trùng khớp, vừa vặn)
Tôi thấy thầy lấy giấy bút ra viết vài chữ lên đó, nhìn vào thấy có mấy chữ, thầy viết: Học thuật là thô, tế, vi, huyền, diệu. Người thường thông qua việc nỗ lực học tập, có thể đạt được trình độ từ “𝐭𝐡𝐨̂” đến “𝐭𝐞̂́”; căn bản sau khi đã vững vi, huyền, diệu tự khắc sẽ xuất hiện. Giống như Thái cực, cái gọi là “thục năng sinh xảo” cũng chính là “xúc cơ”. Nhưng căn bản nhất định phải vững và đủ mới có thể “dị tưởng thiên khai” – khơi gợi ý tưởng, suy nghĩ kỳ lạ. Học thuật số nếu không có “dị tưởng thiên khai”, vậy thì khó mà học tốt được.
𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 tiếp tục hỏi: Nguồn gốc của 𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐮̛̉ 𝐊𝐞̂́𝐭 𝐋𝐚𝐧?
Sắc mặt thầy Thái tối sầm lại, thầy vẽ hình Lạc đồ: Tôi không quan tâm đến những tin đồn bên ngoài, nói cái gì 𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐮̛̉ 𝐊𝐞̂́𝐭 𝐋𝐚𝐧 là 9 người? 𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐮̛̉ 𝐊𝐞̂́𝐭 𝐋𝐚𝐧 là do tôi đặt, tôi cầm tinh con chuột, Lạc thư là 1, số 9 nằm bên trên, nghĩa là hy vọng học trò có thể lan rộng khắp thiên hạ. Chính là XXX (ý chỉ thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠) đã làm lộ kiến thức của tôi ra ngoài. Nhưng vấn đề ở đây, kiến thức của ông ấy đều không đúng.
** Câu nói “Kiến thức của ông ấy đều không đúng”, đã tự đặt mình vào thế bị động, bạn đọc có thể tham khảo nhận xét của thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 trong bài viết trước – “Ông ấy đã thu học phí, sao lại cố ý dạy kiến thức sai cho học trò, che giấu học thuật chân chính. Vẫn thu học phí một cách vô lương tâm? Liệu có đủ tư cách làm thầy? Đây là cái tát thứ hai. Nếu những bản tài liệu chép tay trên lớp của tôi là sai, tại sao ông ấy lại vội vàng muốn sử dụng tài liệu đó của tôi để giúp ông ấy biên soạn thành sách xuất bản? Chẳng lẽ ông ấy cũng đang cố tình lừa gạt mọi người? Đây chẳng phải là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác sao? Đây là cái tát thứ ba.”
Trong tay tôi có tất cả những bản thảo do tổ sư để lại, đó mới là kiến thức quan trọng nhất của Khâm Thiên môn. Tôi để riêng ở một chỗ, tương lai có cơ hội, sẽ biên soạn lại và công khai với bên ngoài.
𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 hỏi: 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 có thực sự tồn tại?
Thầy Thái đáp: Hai chữ 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 là do tôi đặt, bởi vì khi đó tôi nghĩ nếu cứ mượn dùng tên của cổ nhân để truyền bá như vậy, người khác sẽ chỉ nghĩ đó là của cổ nhân, nhưng lại không hiểu rõ tình hình thực tế, 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 đã được gắn mác trong sách từ ngày xưa rồi.
𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 chú thích: Có phải là 9 người hay không điều đó không quan trọng. Ngược lại, nguồn gốc của “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” lại có chút nghi hoặc. Cuốn sách đầu tiên “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐇𝐨𝐚 𝐒𝐨̛𝐧 – Tập 1” được viết bởi tiền bối 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 (thật đáng tiếc là cuốn sách này không có tập thứ 2).
Trang đầu tiên và trang thứ 6 viết rõ:
Trang 1: “Bí nghi Tử vi Đẩu số, chính danh là 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧”, ban đầu nó là một bản sao viết tay được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tác giả được kế thừa từ 𝐓𝐨̂́ 𝐓𝐚̂𝐦 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 (họ Viên, người Mai Huyện, tỉnh Quảng Đông), tiếp tục đơn truyền học thuật của cuốn sách này, không thể để cho học thuật của nó bị mai một. Được sự cho phép của ân sư, đồng thời tuân thủ môn quy “tùy duyên”, âm thầm mở 𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐮̛̉ 𝐊𝐞̂́𝐭 𝐋𝐚𝐧. Để thuận tiện trong việc thừa kế, viết tắt là “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́”.
Trang 6: “Thầy Viên học nghệ ở Lạc Dương, học được 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́, đã đến Đài Loan được hơn 40 năm”. Nó được ghi rõ trong cuốn 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐇𝐨𝐚 𝐒𝐨̛n – Tập 1 xuất bản năm 1985, ân sư 𝐓𝐨̂́ 𝐓𝐚̂𝐦 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 đến từ Lạc Dương sư phụ của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 truyền thụ là cho thầy Thái. Sau đó được sự cho phép của 𝐓𝐨̂́ 𝐓𝐚̂𝐦 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧, “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧” đã được rút gọn thành “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́”. Những gì tiền bối 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 nói với 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 hơi khác so với nội dung cuốn sách ông xuất bản năm 1985, Điều này càng khiến cho Bi nghi Phi tinh trở nên bí ẩn hơn.”
** Chẳng có gì bí ẩn cả, lời mở đầu không khớp với phần tái bút, kiểu gì cũng có chỗ sai lệch.
𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 tiếp tục hỏi: Có phải sau này Phi thinh mới được phát minh? Bởi vì những người hâm mộ khác của các hệ phái khác thường đặt câu hỏi về Phi tinh, nhưng có quá ít sách Phi tinh được xuất bản và thậm chí còn ít người hiểu về nó hơn.
Thầy Thái cưới lớn: Đương nhiên là không phải vậy. Đằng sau Phi tinh còn cả một hệ thống kiến thức vững chắc, cậu không cần phải bận tâm về điều đó. Đừng để ý đến những lời chỉ trích từ phe phái bên ngoài. Nếu thật sự tổ chức hội thảo, Phi tinh tuyệt đối không ngại chất vấn. Tôi không sợ người khác thách đấu, tôi có bằng chứng và chứng cứ rõ ràng. Tôi là người kế thừa duy nhất của Khâm Thiên môn, không ai có thể làm gì được tôi hết.
Nghe xong lời này, 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 tôi cảm thấy thực sự vui mừng từ tận đáy lòng, cuối cùng cũng trút bỏ được sự oán giận và cảm thấy bản thân không còn là kẻ hèn nhát nữa.
Mỗi lần thầy nhắc tới ân sư của mình, tôi cảm nhận được rõ ràng những cảm xúc sâu sắc của thầy: Tổ sư nói, trong rừng lớn nhất định phải có cây khô chết, trong một đám người chắc chắn có một kẻ ngốc. Và tôi chỉ muốn trở thành kẻ ngốc đó, bởi vì chỉ khi có cây chết mới có thể thấy một mùa xuân đầy hy vọng, đây là suy nghĩ của tôi.
Kiến thức văn chương của thầy quả thực rất vững chắc, thầy nghe xong lại cười lớn: Đúng vậy. Nếu muốn làm học trò của tôi, cậu có thể phải đọc rất nhiều sách để tham khảo. Nhiều cuốn sách là sự kết tinh trí tuệ của tổ tiên ta, tất nhiên cô đều phải đọc nó.
Tôi cau mày, wow~~ Điều này có chút rắc rối đây.
𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 hỏi: Về việc thầy XXX làm lộ tài liệu ra ngoài, liệu thầy còn tin tường và thu nhận học trò nữa không?
Thầy Thái đáp: Phẩm chất của một người không được đánh giá từ góc độ này, ngay từ đầu tôi không có sự phân biệt đối xử với học trò, sau này mới nhìn vào căn khí mỗi người, chỉ khi đó mới có thể đánh giá xem ai có thể đủ năng lực để truyền thừa lại. Nếu ngăn chặn ngay từ đầu, cô sẽ không thể tìm thấy họ. Hơn nữa, ngay cả khi tôi dạy, họ cũng không chắc có thể lĩnh hội được.
Lúc này, thầy lấy ra chục cuốn tập ghi chú viết tay của mình, mỗi tập đều rất dày, trong đó còn có cả sách Y: Cậu xem đây, những tài liệu này tôi còn chưa biên soạn thành sách, trong tay học trò cũng không có.
𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 tôi hận rằng không thể đọc nhanh và có trí nhớ tốt
Ôi trời ơi! Chữ thầy viết rất gọn gàng như dùng dao khắc vậy. Từ chữ đầu tiên cho đến chữ cuối cùng đều rất tỉ mỉ, tôi nhìn thầy với ánh mắt ngạc nhiên, thầy nói: Tôi viết nó một cách chậm rãi, từng chữ một, vì trước đây chưa có máy tính.”
Thầy Thái tiếp tục nói: Cuốn sách “𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ – 𝐍𝐠𝐨̣̂/𝐧𝐠𝐨̣̂ 𝐭𝐡𝐚̣̂𝐩 𝐛𝐚́𝐭 𝐧𝐢𝐞̂𝐧” cũng chỉ vừa mới biết cái gì gọi là Khâm Thiên môn, đằng sau “môn” tôi còn chưa viết, bây giờ tôi mới bắt đầu biên soạn lại. Nhưng nếu muốn học từ tôi không nên coi đó là sở thích, cũng không nên sử dụng cho việc luận mệnh, mà nên coi là nghiên cứu.”
Một một cuộc trò chuyện đáng đọc hàng vạn cuốn sách, tôi thực sự cảm nhận sâu sắc ngày hôm đó. Từ lời nói của thầy có thể thấy rõ thầy là một học giả tâm huyết với học thuật. Thầy coi thuật số như một môn học suốt đời, nhằm làm tròn trách nhiệm quan trọng mà tổ sư đã giao phó. Tuyệt đối không làm đứt mạch truyền thừa trong tay, thầy thực sự đã chịu đừng nhiều đau khổ. Bởi vì trong lòng thầy, thừa kế là một gánh nặng vô cùng nặng nề nhưng lại hạnh phúc.
Nghĩ đến tính cách của thầy, liền nói: Tôi là một người lôi thôi lếch thếch, chỉ thích tập trung vào học thuật, cậu nhìn cách ăn mặc của tôi là biết.
Phần tái bút:
Con đường đến với thuật số gập ghềnh khó đi, bản thân tôi hiện tại không còn ý định tiếp tục nữa. Thực sự nếu không thể đi theo con đường đúng đắn, chúng ta nên dứt khoát từ bỏ.
Nếu hỏi 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 có hối hận khi tiếp xúc thuật số không. Tại thời điểm này, câu trả lời của tôi là có. Cách nhìn nhận về người, sự vật, sự việc từ thuật số đều rất nguy hiểm nếu không có sự hướng dẫn chính xác của người thầy.
Bởi vì việc tự học sẽ dẫn đến nhiều quan niệm bị hiểu sai, khiến chúng ta dễ đi lầm đường lạc lối. Dù trong học tập hay thậm chí trong cuộc sống, do sự đánh giá sai lầm của bản thân, mà phải trả giá rất nhiều.
Đó là duyện phận thế nào? Tối hay xấu?
Thực ra tất cả đều là do bản thân tự chuốc vạ vào mình?
Trong kỳ sau chúng ta sẽ đi tìm hiểu một bài viết khác của 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 – “Diệc sư diệc hữu, sư công 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You missed