• T7. Th7 27th, 2024

Tử Vi Bắc Phái Phi Tinh

Tử vi là môn khoa học thống kê.

Top Tags

𝐊𝐲̀ 𝟏𝟖:𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑮𝒐́𝒄 𝒏𝒉𝒊̀𝒏 đ𝒖́𝒏𝒈 đ𝒂̆́𝒏 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑯𝒖̛́𝒂 𝑻𝒉𝒖𝒚𝒆̂𝒏 𝑵𝒉𝒂̂𝒏

ByHoa Mai

Th10 22, 2023
Nội dung về thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧, ban đầu không được dự kiến trong loạt bài này. Chủ yếu vẫn là tìm hiểu về sự phát triển nhanh chóng của Bắc phái Đẩu số vào cuối những năm 1980. Do sự xuất hiện của nhiều hệ phái khác nhau, nhiều nội dung tài liệu không có cách nào kiểm chứng, ngoài ra phạm vi liên quan cũng tương đối rộng. Cho nên loạt bài này chỉ giới hạn trong khoảng thời gian từ đầu đến giữa những năm 1980.
Mặc dù thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 nổi lên vào cuối những năm 1980, tuy nhiên, sự đóng góp quan trọng của thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 trong việc phát triển của Bắc phái Đẩu số và sự phân chia sau này thành hai hệ phái 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 và 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 trong học thuật Tử vi Đẩu số. Nếu thiếu đi thầy Hứa thì giống như chiếc xe bị mất một bánh. Làm sao có thể tiếp tục bàn luận, tìm hiểu về Bắc phái Đẩu số? Vì vậy, tôi sẽ bổ sung thêm phần giới thiệu về thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 tại đây.
Cuốn sách đầu tiên của thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 được xuất bản vào năm 1995.
Sau khi đọc xong “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”, tiếp tục đọc cuốn sách này mới phát hiện sự lợi hại của thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧. Rất nhiều điểm kiến thức rời rạc đã được thầy Hứa sắp xếp, biên soạn lại một cách hệ thống, nhiều nguyên tắc khác nhau xuyên suốt trong toàn nội dung. Nó hỗ trợ rất nhiều trong việc nắm bắt kiến thức cơ sở cho người mới học. Ví dụ sử dụng những thay đổi vật lý và hóa học để so sánh tượng ý tứ hóa của tinh diệu. Nó thực sự giúp những người không có nền tảng kiến thức căn bản có thể dễ dàng hiểu được sự thay đổi của tinh diệu sau khi phi hóa. Trong lời nói đầu, thầy Hứa chia sẻ về việc bản thân từng phục vụ cho nền giáo dục trong suốt 20 năm. Khả năng tổng hợp, diễn dịch của thầy thực sự khiến cho người khác cảm thấy thán phục.
Tuy nhiên ở đây tôi chỉ có một gợi ý nhỏ, đề nghị mọi người nên đọc và nghiên cứu cuốn sách này cùng với “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”. Ưu điểm của “𝐂𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚̉𝐢” là tính hệ thống nhưng thiếu đi sự linh hoạt. Nói đơn giản, những nguyên tắc trong cuốn sách này không bao quát được mọi trường hợp, đối với trường hợp đặc biệt cũng cần phải được đặc biệt phân tích (có lẽ đây chính là điểm hấp dẫn trong giáo trình trung cấp và nâng cao, cụ thể thế nào mọi người hãy tự tìm hiểu nghiên cứu thêm). Ưu điểm của “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” là các điểm kiến thức tương đối sâu rộng, nhưng vấn đề là không có tính hệ thống, chỉ đọc thôi cũng đã cảm thấy rối loạn rồi. Cả hai cuốn sách này có thể bổ sung và làm tài liệu tham khảo cho nhau; đồng thời nghiệm chứng trong thực tế. Nếu tách khỏi thực tiễn, chúng ta sẽ chỉ là những “nhà lý thuyết” nhắm mắt làm liều, theo ý chủ quan cá nhân, không cần biết đến thực tế khách quan.
Trong cuốn ” 𝐂𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚̉𝐢 “, thầy Hứa nói rằng sư phụ của thầy là 𝐇𝐨̂̃𝐧 Đ𝐨̣̂𝐧 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧, cũng giống như lời tự thuật của thầy Thái về việc được 𝐓𝐨̂́ 𝐓𝐚̂𝐦 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 truyền dạy. Đó đều là những nội dung không thể kiểm chứng được.
Mọi người có thể thấy trang 319 ” 𝐂𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚̉𝐢 “, 𝐇𝐨̂̃𝐧 Đ𝐨̣̂𝐧 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 nói về số Thiên Địa, và nội dung trang 233 trong “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” có vẻ như giống nhau?
Đồng thời, ” 𝐂𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚̉𝐢 ” không ngần ngại bộc lộ quan điểm của mình về một người nào đó:
“Điều khiến cho người khác không thể chịu nổi khi nhìn vào cái gọi là “người có lòng tốt”, là kẻ không có địa vị xã hội, nhưng lại làm trò mua danh trục lợi, cố tình vơ vét tiền bạc bừa bãi, thật đáng xấu hổ và lo ngại.” (Lời nói đầu)
“Sau đó do sự nổi tiếng của 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐗𝐗𝐗, “tự dụ ủng cáp tự ngạo” – kiêu ngạo, coi thường người khác và cho rằng mình là người giỏi nhất. Tự đặt ra một loạt khái niệm, thuật ngữ văn vẻ, bịa đặt câu truyện được truyền thừa từ XXX lão nhân (người không ai biết, chưa từng gặp mặt qua); và tự cho rằng bản thân mình có nền tảng nghiên cứu về quốc học, thậm chí tốt hơn so với học viện. Trong những năm gần đây, ông ta dạy lý học, phái triết học duy tâm đời nhà Tống và nhà Minh kết hợp với nguyên tắc Đẩu số. Thật xấu hổ vô cùng.” (Trang 7 – 𝐂𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚̉𝐢)
Chỉ mấy năm gần đây, có người tự xưng mình là “Đại sư”, “Thái đẩu” trong giới Đẩu số. Nam Hạ tìm đến tác giả thảo luận về việc giảng dạy Đẩu số, đồng thời đưa ra mức giá 100.000 Đài tệ ~ 75 triệu VNĐ, tiền hoa hồng sẽ chia đôi. Tuy nhiên, tác giả lại là người không mưu cầu danh lợi, nên đã từ chối thẳng thừng. Không ngờ cái tên Nam Hạ này, lại dựng cờ hiệu lấy danh nghĩa thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧, tìm cách đi đường vòng tham gia vào hiệp hội Mệnh lý. Liên kết với một nhóm phụ nữ chuyên moi vét, đào mỏ ở Chương Hóa – Đài Loan (kiếm tiền bẩn, với mục đích xấu xa thay đổi số mệnh), cùng với nhóm thuật sĩ giang hồ (tất cả đều là học trò và hội viên lớp cao cấp của tác giả) hành nghề lén lút ở thành phố Đài Trung. Lợi dụng việc ăn chia hoa hồng để tiện lấy danh sách hội viên, sau đó liên hệ từng người một qua điện thoại và yêu cầu họ không được cho thầy Hứa biết về hành vi mờ ám của mình. Và tăng học phí thêm 200.000 Đài tệ trong một cuộc thi kiếm tiền, ôm ấp dã tâm ngồi không hưởng lộc, há miệng chờ sung “ăn chặn” tiền người khác, thật không biết xấu hổ, trơ trẽn.” (Trang 310 – 𝐂𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚̉𝐢)
Tôi tin rằng những ai theo dõi các bài viết trên page, dựa trên những thông tin được tiết lộ trong nội dung trên “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐗𝐗𝐗”, v.v. Không khó để đoán ra kẻ “割稻尾 – Cát đạo vĩ” – ngồi mát ăn bát vàng này là ai. Đây chính là nguyên nhân khiến hai người nảy sinh mâu thuẫn (Thái – Hứa). Kể từ đó trờ đi, cả hai lần lượt dựng cờ hiệu “𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐢𝐧𝐡” và “𝐓𝐮̛́ 𝐇𝐨́𝐚”. Giống như phái Hoa Sơn trong Tiếu ngạo giang hồ, chia thành hai phe phái Kiếm tông và Khí tông, khiến cho hậu thế dần rơi vào mê cung của Bắc phái Đẩu số.
Liên quan đến vụ việc “割稻尾 – Cát đạo vĩ”, một cư dân mạng tên “聞道有先後,術業有專攻” từng lên tiếng:
Hứa từng theo học Đẩu số từ Thái (giống như trường hợp của thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮, đều là nghe danh “Đại sư” nên tìm đến học, kết quả sau cùng chẳng học được gì cả).
Thời gian đầu, 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 dạy Đẩu số ở khu vực Chương Hóa, Đài Trung. Có nhiều học trò theo học được nhiều năm. Sau đó, nghe nói có học trò của 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 đang hợp tác với Thái, chuyển đến khu Chương Hóa – Đài Trung để tuyển học viên. Sau đó, tự xưng là thầy của 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧. Thu học phí 20 – 30.000 Đài tệ ~ 120 – 220 triệu VNĐ. Cho nên thầy Hứa đã vô cùng tức giận, chửi bới Thái.
Trên đây là quá trình của vụ việc, mọi người cùng tham khảo.
Liên quan đến vụ rò rỉ ” 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 ” được đề cập trước đó, mẫu thuẫn giữa Thái và Lý, cùng với vụ việc “割稻尾 – Cát đạo vĩ”. Người quản lý “𝐟𝐥𝐲𝐬𝐭𝐚𝐫𝐜𝐡𝐨𝐮” trang web Mệnh lý 𝐃𝐞𝐬𝐭𝐢𝐧𝐲𝐍𝐞𝐭 cho biết (Nội dung văn bản gốc được đưa dưới đây, cá nhân tôi không đồng ý với nhận định về học thuật của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, bài viết sau sẽ thảo luận về vấn đề này):
“Tôi sẽ không có ý kiến gì về việc này! Chuyện này giao cho anh Trần bàn luận, dù sao anh ấy là người học Tứ hóa Khâm Thiên, còn tôi theo học Phi tinh Lương phái. Và cũng chỉ có anh Trần mới có quyền lên tiếng, chí nguyện của anh ấy là muốn kết hợp cả 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 và 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚.
𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 và 𝐓𝐮̛́ 𝐇𝐨́𝐚 “bản tự đồng căn sinh, tương tiễn hà thái cấp” – vốn sinh cùng một gốc, sao nỡ đốt thiêu nhau. Sau nhiều năm anh ấy điều tra nghe ngóng, phát hiện đều là giả tạo qua nhiều thế hệ. Anh ấy tìm thấy một vài kiến thức gì đó trong bản thảo của 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, sau đó, nó đã được chứng minh trong cuốn sách của 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧. Có thể nói, cả hai hệ phái học thuật đều đến từ 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, chỉ có điều tại sao thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ lại truyền hai kỹ pháp cho những người khác nhau?
Anh ấy không hiểu được điều đó.
Bản thảo của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, đã tạo ra Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐇𝐚̀ 𝐋𝐚̣𝐜, 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚́𝐢, 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐁𝐚̆́𝐜 𝐩𝐡𝐚́𝐢.
Về việc cùng thế hệ với 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, điều này là tôi nghe anh Trần nói. Trước tiên hãy nói về Cửu Tử kết lan, là học trò của 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠. Nghe nói, những người này đã gom tiền cho Thái đi học, sau đó quay lại dạy cho mọi người.
Lúc này, chỉ vì 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 không muốn giao tài liệu chép tay cho Thái nên đã dẫn đến mâu thuẫn giữa đôi bên. Đây cũng là thời kỳ Phi Tinh náo nhiệt nhất.
Hứa và Thái giống nhau, đều áp dụng phương pháp này để học. Chỉ vì có sự cố xảy ra, chính là Thái đã bí mật trực tiếp tiếp cận học trò của Hứa để tuyển học viên mà không có sự đồng ý của Hứa. Trong giới Đẩu số gọi vụ việc này là “割稻尾 – Cát đạo vĩ”. Vì thế, Hứa và Thái mẫu thuẫn cãi nhau và đây là thời kỳ Tứ hóa bắt đầu.
Vì vậy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 khá bất mãn, sau khi xuất bản sách đã vạch trần sự bê bối của Khâm Thiên.
Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi bây giờ chúng ta phải tách biệt vai vế. Bởi vì, 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 và 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 đều đã qua đời. Chỉ những người thuộc thế hệ chúng tôi trở lên mới biết những điều này. Đương nhiên, 𝐓𝐫𝐚̂̀𝐧 𝐍𝐠𝐡𝐢̃𝐚 𝐓𝐡𝐮̛̀𝐚 không muốn gây phiền toái cho Khâm Thiên, mà chỉ là mong muốn theo đuổi học thuật. Suy cho cùng, học thuật là thật, bắt nguồn từ 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀. Đó chỉ là quảng cáo đã được dàn dựng qua nhiều thế hệ, bạn chỉ nên tham khảo thôi.
Những thông tin trên được anh Trần và các thầy khác đưa ra để mọi người cùng tham khảo.
Hãy coi nó như một câu chuyện, nghe cho biết thôi.
Về phần truyền thừa của thầy Hứa, cá nhân tôi nghĩ có liên quan tới ” 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 “, một cư dân mạng 触摸到的阳光 cho biết như sau:
“Học thuật của 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 không loạn như 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, Có thể thấy nó giống với phương pháp ban đầu của Thái.”
Vì vậy, đây cũng chính là lý do tôi khuyên mọi người nên đọc và nghiên cứu “𝐂𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚̉𝐢” kết hợp với “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”.
Cuối cùng, thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 đã qua đời vào tháng 3 năm 2014 (âm lịch) (hưởng thọ 65 tuổi), xin cảm ơn thầy đã có nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy sự phát triển của Bắc phái Đẩu số!
Mệnh bàn của thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧
Kỳ sau, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về việc truyền thừa của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ và 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 có liên quan với nhau hay không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You missed