“𝑽𝒐̂ 𝒄𝒖̛̣𝒄 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂́𝒊 𝒄𝒖̛̣𝒄, 𝑻𝒉𝒂́𝒊 𝒄𝒖̛̣𝒄 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒍𝒖̛𝒐̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒉𝒊, 𝒍𝒖̛𝒐̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒉𝒊 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒕𝒖̛́ 𝒕𝒖̛𝒐̛̣𝒏𝒈, 𝒕𝒖̛́ 𝒕𝒖̛𝒐̛̣𝒏𝒈 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝑩𝒂́𝒕 𝒒𝒖𝒂́𝒊”
“𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐜𝐮̛̣𝐜” chính là trạng thái hỗn độn thuở sơ khai, còn cái gọi là “𝐥𝐮̛𝐨̛̃𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐡𝐢” cũng chính là âm dương. Sau khi trạng thái hỗn độn mở ra, âm dương cũng bắt đầu có sự tách biệt. Bởi vậy âm dương lưỡng nghi chính là cội nguồn của tất cả sinh mệnh. Âm dương hợp lại rồi phái sinh, hình thành lên vạn vật, âm dương lưỡng nghi cũng chính là quá trình của sinh mệnh.
Tất cả mọi sinh mệnh trong vũ trụ đều không tách khỏi giữa âm dương tiêu trưởng, khi thì dương tiêu âm trưởng, lúc lại dương trưởng âm tiêu. Phát sinh trạng thái hưng suy trong tự nhiên “𝐯𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 – 𝐭𝐮̛𝐨̛́𝐧𝐠 – 𝐡𝐮̛𝐮 – 𝐭𝐮̀”. Cũng chính là tứ tượng phái sinh mà ra.
“𝑲𝒉𝒊́ 𝒄𝒉𝒊 𝒌𝒉𝒊𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒖̛𝒐̛̣𝒏𝒈 𝒑𝒉𝒖̀ 𝒈𝒊𝒂̉ 𝒗𝒊 𝒕𝒉𝒊𝒆̂𝒏
𝑲𝒉𝒊́ 𝒄𝒉𝒊 𝒕𝒓𝒐̣𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒐̣𝒄 𝒉𝒂̣ 𝒏𝒈𝒖̛𝒏𝒈 𝒈𝒊𝒂̉ 𝒗𝒊 đ𝒊̣𝒂”
Thời kỳ đầu khi mà thiên địa hình thành:
– Khí nhẹ, trong sẽ bay lên trên làm 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 (hay còn là dương động)
– Khí đục nặng sẽ lắng xuống dưới làm Đ𝐢̣𝐚 (hay còn là âm tĩnh)
Cái gọi là: 𝐾ℎ𝑖́ 𝑐ℎ𝑖 𝑙𝑢̛𝑢 ℎ𝑎̀𝑛ℎ, 𝑐ℎ𝑖́𝑛ℎ 𝑙𝑎̀ 𝑠𝑢̛̣ 𝑣𝑎̣̂𝑛 đ𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑐𝑢̉𝑎 ℎ𝑜́𝑎 𝑘ℎ𝑖́
𝑻𝒂̣𝒊 𝒕𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝒕𝒉𝒂̀𝒏𝒉 𝒕𝒖̛𝒐̛̣𝒏𝒈: Tứ tượng – phái sinh ra tứ thời tức là 4 mùa
𝑻𝒂̣𝒊 đ𝒊̣𝒂 𝒕𝒉𝒂̀𝒏𝒉 𝒉𝒊̀𝒏𝒉: Tức là 8 phương: Chính Đông, chính Tây, chính Nam, chính Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc.
Tứ thời trong câu Tại thiên thành tượng, cùng với sự thay đổi chuyển động của thời gian (dương động) mà sản sinh ra sự biến hóa 𝑯𝒂̀𝒏 – 𝒏𝒐𝒂̃𝒏 – 𝒕𝒉𝒂̂́𝒑 – 𝒕𝒂́𝒐, từ đây sinh mệnh nhận được sự tôi luyện và nuôi dưỡng để có thể phát triển.
Cho nên thiên can trong can chi sẽ chuyên trách về sự vận hành của hóa khí trong Tại thiên thành tượng. Và đây cũng là nguồn gốc của Tứ hóa. Bởi vậy tứ hóa có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ với thiên can.
Hiểu đơn giản Tứ tượng là sự biến hóa của tứ thời Xuân Hạ Thu Đông trong khoảng thời gian 1 năm. Đông qua Xuân tới, Hè sang Thu về. Đó là quá trình tuần hoàn âm dương tiêu trưởng “𝑯𝒂̀𝒏 – 𝒏𝒐𝒂̃𝒏 – 𝒕𝒉𝒂̂́𝒑 – 𝒕𝒂́𝒐”.
Tứ tượng cũng chính là bốn mùa: 𝑿𝒖𝒂̂𝒏, 𝑯𝒂̣, 𝑻𝒉𝒖, Đ𝒐̂𝒏𝒈. Phàm những gì “đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄” và “𝒎𝒂̂́𝒕” của con người, sự vật, sự việc trong cuộc sống đều không thể tách rời 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑻𝒉𝒖̀𝒚 𝒕𝒖̛𝒐̛̣𝒏𝒈 trong tự nhiên. Khi ta ứng dụng vào đời sống tự nhiên sẽ có “𝑿𝒖𝒂̂𝒏 𝒄𝒂𝒏𝒉, 𝑯𝒂̣ 𝒗𝒂̂𝒏, 𝑻𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖, Đ𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒂̀𝒏𝒈” nghĩa là mùa Xuân cày cấy, Hạ rẫy cỏ, Thu gặt hái, Đông tích trữ. Đó là quy luật vận hành bất di bất dịch, không hề thay đổi của con người trong hoạt động sinh hoạt tự nhiên. Điều này cung mang lại trí tuệ vô hạn cho con người trong hoạt động sống thường nhật.
𝐀́𝐩 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐯𝐚̀𝐨 𝐭𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐩𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚́𝐢, 𝐭𝐚 𝐬𝐞̃ 𝐜𝐨́:
𝐓𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐡𝐨́𝐚 𝐋𝐨̣̂𝐜
1. Hóa Lộc là Thiếu Dương của tứ tượng trong Bát Quái, đại diện mùa Xuân, thuộc tượng Mộc vượng, vạn vật sinh sôi, nảy nở, tràn ngập niềm vui và hy vọng.
2. Lý luận giải thích: sinh sôi, có duyên, vui vẻ.
3. Cung Mệnh Đinh Thái Âm hóa Lộc nhập cung Sự Nghiệp: Ta yêu thích công việc, dễ dàng nắm bắt, thạo việc, nhiều ý tưởng khiến cho công việc diễn ra thuận lợi, còn bản thân cũng nhận được niềm vui từ cung Sự Nghiệp.
𝐓𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐡𝐨́𝐚 𝐐𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧
1. Hóa Quyền là Lão Dương của tứ tượng trong Bát Quái, đại diện mùa Hạ, thuộc tượng Hỏa vượng, vạn vật phát triển lớn mạnh.
2. Lý luận giải thích: cường thịnh (năng lượng lớn mạnh), kiểm soát, thành tựu.
3. Cung Mệnh Đinh Thiên Đồng hóa Quyền nhập cung Phu Thê: Bản thân thể hiện sự tích cực và muốn kiểm soát đối với cung Phu Thê, trong mối quan hệ đối đãi giữa vợ chồng muốn được nắm quyền, chủ động theo đuổi tình cảm.
𝐓𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐡𝐨́𝐚 𝐊𝐡𝐨𝐚
1. Hóa Khoa là Thiếu Âm của tứ tượng trong Bát Quái, đại diện mùa Thu, thuộc tượng Kim vượng, vạn vật phát triển mạnh mẽ cần phải được kìm hãm, thánh nhân dựa vào lẽ đó sáng tạo ra Lễ Nhạc để thực thi giáo dục.
2. Lý luận giải thích: nho nhã, lý trí, điềm tĩnh.
3. Cung Mệnh Đinh Thiên Cơ hóa Khoa nhập cung Phúc Đức: Lễ giáo, lý trí của bản thân bị chế ước bởi cung Phúc Đức. Có lý trí trong việc tận hưởng sở thích, niềm vui cá nhân; thái độ nhìn nhận đạm bạc về nhu cầu vật chất.
𝐓𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐡𝐨́𝐚 𝐊𝐢̣
1. Hóa Kị là Lão Âm của tứ tượng trong Bát Quái, đại diện mùa Đông, thuộc tượng Thủy vượng, vạn vật thu tàng, ẩn nấp không lộ diện.
2. Lý luận giải thích: thu tàng, cố chấp, đánh đổi.
3. Cung Mệnh Đinh Cự Môn hóa Kị nhập cung Thiên Di (Kị xuất): Tâm tư, suy nghĩ của bản thân không thể che giấu được, bộc lộ trực tiếp ra bên ngoài. Tính cách thẳng thắn, rụt rè, cho đi bằng sự vô tư, không toan tính.