• T3. Th9 10th, 2024

Tử Vi Bắc Phái Phi Tinh

Tử vi là môn khoa học thống kê.

Top Tags

BA TRỤ CỘT CỦA TỨ HÓA PHI TINH

ByHoa Mai

Th7 20, 2023

Ba trụ cột gồm những gì?

Ba trụ cột của Tứ hóa phi tinh đó là: Cung chức, tinh diệu và hóa tượng. Gọi tắt là Cung Tinh và Tượng. Cung có nghĩa là cung tý sửu dần mão thìn tị ngọ mùi thân dậu tuất hợi cố định trên lá số. Chức là chức năng của cung đó. Cung đó có chức năng phụ mẫu phu thê hay tử tức v.v… Giống như người đàn ông có thể vừa là cha đối với con mình, vừa là con đối với cha mình, vừa là chồng đối với vợ mình. Tinh diệu là 18 sao bao gồm 14 chính tinh và 4 sao Tả Phụ Hữu Bật Văn Xương Văn Khúc. Hóa Tượng có nghĩa là Lộc Quyền Khoa Kỵ. Tất cả các phái đều dựa trên ba trụ cột này để diễn hóa suy luận. Thiếu một trụ cột đều không thể luận chính xác. Cho dù bạn học Phi tinh từ thầy nào và theo đại phái nào thì cũng phải nắm vững Cung Tinh và Tượng. Nói như vậy để bạn hình dung ra trọng tâm học tập Tử vi đẩu số Phi tinh là gì. Nói như vậy cũng để bạn hiểu rằng trụ cột chỉ có ba trụ cột mà thôi, đừng quá hoảng sợ khi mới học và đừng hoang mang lo lắng không cần thiết cho các thông tin khác trong khi ba trụ cột này vẫn chưa vững.

Đường chuyển Kỵ 

Phi tinh Lương phái xây dựng trên hai Đường Chuyển Kỵ. Đường Chuyển Kỵ cho ta biết mối liên hệ giữa cung và cung. Nói cách khác, nó bao hàm Cung chức và Hóa tượng trong đó. Sau khi nắm vững đường Chuyển Kỵ bạn chỉ cần nắm vững tính lý tinh diệu là bạn hoàn toàn có thể luận đoán tự tin chính xác. Toàn bộ Độc Môn Tâm pháp của Lương phái chỉ nói về đường Chuyển Kỵ này thôi. Nếu bạn có đọc Tứ hóa Khâm Thiên Bí nghi. Cách xem của Khâm Thiên rất coi trọng tự hóa và tính lý tinh diệu. Một tinh diệu được phân tích cặn kẽ về âm dương về ngũ hành về hóa khí là tài (như Vũ Khúc) hóa khí là ám (như Cự Môn). Thiếu tính lý tinh diệu, Khâm Thiên Bí Nghi dù cao siêu đến đâu cũng không thể luận đoán được tử vi. Và chẳng những Khâm Thiên mà bất cứ phái nào cũng vậy.

Do mối quan hệ giữa cung chức với cung chức bằng hóa tượng (Lộc chuyển Kỵ và Kỵ chuyển Kỵ) là có hạn và có quy luật có thể công thức hóa được, cho nên chúng ta cần nắm vững trước. Sau khi đã xét đoán kỹ lưỡng Cung chức và Hóa tượng, chúng ta mới xét đến Tinh diệu. Tính lý của Tinh diệu đa dạng phong phú linh hoạt và không có công thức cố định. Sau khi thành thạo Chuyển Kỵ và Xuyến Liên thủ pháp, việc kết hợp tính lý tinh diệu để luận đoán hoàn toàn do tài năng kinh nghiệm và sự ứng biến của bạn.

Lương Phái Dễ Hiểu – Alex Alpha

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You missed