Ý Nghĩa, hình thượng Hóa Kỵ?
Hóa Kỵ là Lão Âm của tứ tượng trong Bát Quái, đại diện mùa Đông, thuộc tượng Thủy vượng, vạn vật thu tàng, ẩn nấp không lộ diện. Lý luận giải thích: thu tàng, cố chấp, đánh đổi.
Ví dụ: Cung Mệnh Đinh Cự Môn hóa Kỵ nhập cung Thiên Di (Kỵ xuất): Tâm tư, suy nghĩ của bản thân không thể che giấu được, bộc lộ trực tiếp ra bên ngoài. Tính cách thẳng thắn, rụt rè, cho đi bằng sự vô tư, không toan tính.
Đọc thêm về hóa Kỵ xuất
Do đó, hóa kỵ nghĩa là:
- Thu tàng: Áp dụng cho tất cả người, sự vật, sự việc.
- Cố chấp: Áp dụng cho tính cách.
- Đánh đổi: Là điều tất nhiên, nhất định phải.
- Thái độ: Tập trung, chăm chú, cố chấp.
- Bài học: trên 2 Kị, dễ sinh phiền muộn, buồn khổ.
- Trập phục (ẩn nấp): Nhiều Kị hợp phá, vì vậy trong cuộc sống trước khi hành động cần phải hiểu trập phục. Bài học cuộc sống là phải biết nấn ná chờ cơ hội, học cách che giấu, không hấp tấp, không vội vàng.
- Từ bỏ: Tham, Sân, Si
Ý NGHĨA PHI HÓA KỴ
Khi cung A hóa Kỵ nhập cung B, chúng ta có thể suy luận:
Về mặt tính cách: Cung A của ta quan tâm (cố chấp) cung B, bản thân ta bắt buộc phải đánh đổi, trả giá vì cung B.
- Đối với Mệnh mà nói: Ta quan tâm cung B và cũng tình nguyện đánh đổi vì cung B (Mệnh hóa Kỵ nhập Thiên Di, Phụ Mẫu là Kỵ xuất, là người thẳng thắn, lương thiện, cảm xúc dễ thể hiện ra ngoài mặt, không có mưu trí, tâm cơ). Tượng nghĩa thay đổi rất nhiều, vui lòng xem giải thích chi tiết.
- Đối với Phúc Đức mà nói: Ta rất quan tâm cung B, và ta cũng hết lòng đánh đổi, trả giá vì cung B. Hành động thường không đủ lý tính (nếu Kỵ xuất dễ bốc đồng, nông nổi, suy nghĩ bồng bột).
- Đối với Tật Ách mà nói: Cung A của ta quan tâm cung B, và ta cũng tình nguyện đánh đổi, trả giá vì cung B. Nỗ lực, dốc sức làm, không dựa dẫm, lợi dụng người khác giúp sức. Vì vậy, ta sẵn lòng bận bịu vì nó. Đối với con người mà nói, thường thể hiện hình ảnh không không mấy tốt đẹp, động tác cơ thể khô khan, cứng nhắc; thờ ơ, hờ hững. Tiếp xúc lâu ngày dễ khiến người khác cảm thấy chán ghét (nếu Kỵ xuất dễ bốc đồng, nông nổi, hấp tấp, bộp chộp).
Về con người, sự vật, sự việc: Cung A của ta liễm tàng (thu tàng, gom lại) ở cung B, và ta phải trả giá, đánh đổi cho cung B bằng người, sự vật, sự việc của cung A.
Ý NGHĨA CỦA HÓA KỴ CHUYỂN KỴ
Hóa Kỵ phải chuyển Kỵ, hóa Kỵ là nhân của Hung hóa, nhân xấu hoặc nhân của sự đánh đổi; chuyển Kỵ là kết quả. Chuyển Kị là công cụ truyền tải, đưa năng lượng của Kỵ mở rộng tới cung tiếp theo để sử dụng. Việc truy xuất nguồn gốc nhằm mục đích tìm ra kết quả của hóa Kỵ và hiểu được phương hướng phát triển của sự việc, và mức độ nặng nhẹ về tình hình phát triển của sự việc.
Cung A hóa Lộc nhập cung B, chuyển Kỵ tới cung C. Giải thích được chia thành bốn tầng bậc:
- Cung A hóa Kỵ nhập cung B
- Cung B hóa Kỵ nhập cung C
- Cung A hóa Kỵ nhập cung C, thông qua cung B
- Cung A hóa Kỵ nhập cung B, truy xuất nguồn gốc tới cung C (chủ yếu sử dụng mục này để luận giải)
Ví dụ: Giao Hữu Giáp Thái Dương hóa Kỵ nhập Tài Bạch, chuyển (Tài Bạch) Ất Thái Dương hóa Kỵ nhập Sự Nghiệp. Bạn bè đến cướp tiền bạc, làm cản trở công việc hoặc sự nghiệp của ta. Chẳng hạn như cạnh tranh trong ngành, khiến cho thu nhập hoặc lợi nhuận của ta bị giảm sút. Chẳng khác nào có kẻ gian ngáng đường, dẫn đến công việc, sự nghiệp bị cản trở.
Xuyên liên hóa Kỵ
Số lượng xuyến liên hóa Kỵ được thể hiện theo ý nghĩa cơ bản sau đây:
1 Kỵ là Lao: Trong cuộc sống, ai mà chẳng phải có lúc đánh đổi, trả giá. Chỉ là khác nhau về phương hướng và mức độ nhiều ít mà thôi. 1 Kỵ đối với cuộc sống mà nói là chuyện thường tình, ảnh hưởng không đáng kể. Có thể bỏ qua mà không cần tính toán, suy nghĩ. Nhưng tác dụng của 1 Kỵ kết hợp đó là Kỵ xuất thì lại khá mạnh, đặc biệt là Điền Trạch Kỵ xuất.
2 Kỵ là Bệnh: Đồng cung tương bách và lưỡng đầu kiến Kỵ xuyến liên xung kích lẫn nhau, đó là sự khởi đầu của phá, bại. Về mặt tính cách tất hình thành lên tượng có khuynh hướng lệch lạc, sai trái, đi lệch quỹ đạo. 2 Kỵ biểu thị ý nghĩa đã xuất hiện sự quá độ, vượt mức giới hạn hoặc không đủ lý tính trong giải quyết vấn đề, gây ra nhiều rắc rối. Nhưng vẫn chưa hình thành lên phá cách. Ví dụ như cơ thể con người thường xuất hiện các biểu hiện: đau nhức, mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, xì hơi,.v.v. Lúc này cần phải đi khám bệnh, thay đổi thói quen ăn uống, nghỉ ngơi. Chưa tới mức phải nhập viện để bác sĩ phẫu thuật. Tình hình tài chính căng thẳng, áp lực đang đến, vẫn chưa tới mức không đủ dùng. Nếu chuyển Kỵ và kết hợp đó là Kỵ xuất, có thể xuất hiện hiện tượng thu không đủ chi, làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu. Đối với con người mà nói, đối đãi bất hợp lý, không đủ lý tính hoặc vướng mắc, mà dẫn đến đối phương không vui vẻ.
3 Kỵ là Phá: Đồng cung tương bách và lưỡng đầu kiến Kỵ xuyến liên xung kích lẫn nhau, tất tình hình xấu. Tượng phá, bại đã lộ diện, xuất hiện lỗ hổng lớn, bắt buộc cần phải được khắc phục. Ví dụ khi con người mắc bệnh, khi các triệu chứng đã rõ ràng, cơ thể không thể làm việc và nghỉ ngơi bình thường, khổ sở không nói lên lời. Cần phải nhập viện để bác sĩ tiến hành phẫu thuật. Nếu tình hình tài chính trống rỗng, thậm chí trạng thái túng quẫn đã lộ diện, Dần cật Mão lương (thu không đủ chi; năm Dần ăn lương năm Mão), khủng hoảng trầm trọng. Nếu xuyến liên Phụ Mẫu (Tài của Giao Hữu), có thể đã có một khoản nợ nhỏ. Đối với con người mà nói, sẽ khiến đối phương đau khổ và cảm xúc bùi ngùi, thở dài.
4 Kỵ là Bại: Đồng cung tương bách và lưỡng đầu kiến Kỵ xuyến liên xung kích lẫn nhau, thường phải đối mặt với “sinh tử”, “kẻ ở người đi”. 4 Kỵ thể hiện phá cách đã xuất hiện. Giống con người khi mắc bệnh phải chuyển vào phòng cấp cứu, chăm sóc đặc biệt. ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc. Trừ khi phúc lớn đến giải, bằng không một đi không trở lại, hối hận không thể cứu vãn. Về tài chính, nó đã đi đến bờ vực của sự phá sản hoặc nợ chồng chất. Nếu chuyển Kỵ và đó là Kỵ xuất, tất dễ bỏ trốn do phá sản hoặc nợ nần. Đối với con người mà nói, đó là vấn đề giữ kẻ ra đi và người ở lại.
Trên 5 Kỵ: Tất giang sơn sụp đổ, khi thời gian đến thì khó mà cứu vãn trở lại được.
Xuyến liên nhiều Kỵ, xuyến liên không đồng cung, trong các tình huống khác nhau, thời gian, không gian khác nhau. Mức độ thể hiện cũng sẽ khác nhau. Điều này đòi hỏi sự tích lũy kinh nghiệm.
Ví dụ: Cung tính cách (Mệnh, Phúc đức, Tật ách) tọa Kỵ, hóa Kỵ, hoặc hóa Kỵ chuyển Kỵ đều chủ cố chấp. Bản thân tính cách xuyến liên càng nhiều Kị thì càng cố chấp.
- Xuyến liên 1 Kỵ tuy có cố chấp đánh đổi nhưng cũng là điều dễ hiểu, là chuyện thường tình của con người.
- Xuyến liên 2 Kỵ tất khăng khăng cố chấp, là một loại cố chấp không có nhận thức lý tính. Trạng thái này thông thường là khởi đầu của sự thất bại hoặc dễ bị chìm đắm, mê muội, nói cách khác là nghiện.
- Xuyến liên 3 Kỵ tất cố chấp trong trạng thái khó dứt bỏ. Trạng thái này có thể dễ dàng làm tổn thương những người, sự việc được xuyến liên (liên kết) với nó.
- Xuyến liên 4 Kỵ hoặc hơn, lúc này tính thiệt hại, sự tổn thương đã được hình thành. Trường hợp nghiêm trọng sẽ không thể bù đắp, sửa chữa. Trừ khi Phúc đủ lớn hơn năng lượng của Kị, khi nghiệp lực của Kị suy giảm, Phúc báo ngẩng cao đầu, tất mọi sự dần dần thay đổi. Giống như khi cơn bão đi qua, mặc dù bị tàn phá tan hoang, nhưng sau cùng thì trời yên biển lặng, bạn có thể tập trung nghỉ ngơi, tu thành chính quả.